Over 16,530,999 people are on fubar.
What are you waiting for?

1. MÌ RAMEN
Món mì này còn có cả “Công viên mì” (Odaiba ramen park) dành riêng cho nó đấy. Đến với Công viên mì Odaiba, Toykyo, bạn sẽ được thưởng thức các món mì ramen khác nhau của từng vùng miền trên đất nước Nhật Bản.
Điểm chung của mì Ramen là cọng mì rất nhỏ, có thể để ở dạng mì tươi hay mì khô đóng gói. Còn cách chế biến thì rất đa dạng tùy từng vùng miền, khẩu vị của từng người mà tạo nên món Ramen riêng của từng vùng.
Nhưng Ramen bắt nguồn không phải từ Nhật, mà từ Trung Hoa đấy. Người Nhật đã rất sáng tạo, họ tạo nên món ăn mới dựa trên các nguyên liệu của Nhật Bản, hương vị và khẩu vị ăn của từng vùng miền để tạo nên món ăn rất riêng của người Nhật
=> Nước súp mì được nấu từ muối, nước trong (shio ramen), hầm xương heo – nước đục váng mỡ (tonkotsu ramen), nước tương Nhật – nước trong màu nâu đen (shouyu ramen) và bằng miso – nước đục (miso ramen). (Miso là một loại tương làm từ đậu ưa được dùng để nấu soup ăn với cơm hàng ngày và nhiều món khác). Ngoài ra thì còn có nước mì nấu với tôm trong món mì hải sản, nước cà ri Nhật hay món mì với trứng…
Các món ăn kèm với mì rất đa dạng:
Thông thường nhất là thịt xá xíu cắt lát mỏng, thịt gà xé nhỏ, trứng chiên xắt mỏng cong, trứng luộc lòng đào, tảo biển (nori), dưa leo, hành, bắp, sú luộc… Hẳn bạn sẽ kinh ngạc với những lát thịt xá xỉu mỏng tang 1mm, đều tăm tắp được cắt từ một chiếc máy cắt thịt chuyên nghiệp. Khi ăn mì ramen, người ta thường thêm tiêu, dấm, dầu ớt, tương ớt và tỏi xay nhuyễn. Vị tỏi và tương ớt quyện vào nước súp tạo hương vị rất đặc trưng và đỡ ngán. Có món mì còn cho rất nhiều mè rang xay vào trong nước, ăn khá thú vị.
2. MÌ LẠNH SOMEN:
Các món mì của Việt Nam chúng ta đều ăn nóng, và rất nóng, chúng ta đổ rất nhiều mồ hôi khi ăn vào mùa hè, và mùa đông thì hơi nóng sẽ làm chúng ta rất ấm :d
Bạn có biết ở Nhật Bản có món mì ăn rất lạnh không? Mùa hè mà ăn món này thì mát lạnh hết người J. Mùa đông thì sao chúng ta có muốn thử không?
Ở Nhật Bản, mùa hè không nóng bức như ở Việt Nam. Tuy nhiên vào mùa hè họ vẫn rất thích ăn mì lạnh. Món mỳ lạnh Somen là một món ăn mùa hè rất được ưa chuộng tại Nhật Bản và nó cũng là món ăn truyền thống, là niềm tự hào của người Nhật mỗi khi có dịp nói về vùng đất quê hương mình.
Món mỳ Somen là loại mỳ được trình bày cầu kì với rất nhiều các hưong vị khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị của người ăn khi chế biến. Mỳ Somen sợi mỏng, dài được bày trong những chiếc bát thuỷ tinh, khi ăn được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau.Mỳ được ăn bằng đũa tre xanh mới chuốt. Đưa đũa mỳ lên miệng ta có cảm giác như mùa hè đang trôi vào tận gan ruột.
Người Nhật bản rất thích ăn cá, họ dùng cá làm nguyên liệu với hầu hết các món ăn. Khi được ăn một đĩa mỳ Somen được kèm theo những miếng thịt cá thơm ngon bạn sẽ thấy khâm phục bàn tay chế biến hào hoa của người Nhật. Không hề có mùi tanh trái lại nó mang hương vị nhẹ nhàng, thanh thanh, dậy mùi hết sức tinh tế.
3. MÌ SOBA
Mì soba xuất hiện lần đầu tiên vào giữa thập niên 1500 xung quanh thành Edo nay là thủ đô Tokyo với loại mì nguyên thủy đầu tiên được dân lên Tướng quân là Sarashina ki-ippon. Dần dần mì soba phát triển đa dạng, từ mì lạnh đến mì nóng với nhiều phụ liệu phong phú từ đậu hũ, thịt động vật cho đến hải sản
Mì Soba được chế biến rất công phu thực hiện rất nhiều bước và cách ăn cũng rất đặc biệt. Mì soba làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mì, thêm nước tạo thành bột sệt, rồi nhào và lăn cho mỏng ra, và cắt thành những sợi nhỏ.
Hai loại mì để lựa chọn là mì mori-soba (mì rửa qua nước lạnh sau khi luộc, rồi đặt trên một cái dùng nan tre, và món mì kake-soba (mì bỏ trong tô lớn có đổ nước dùng nóng lên trên). Một loại mì cải tiến gần đây là tane-mono (mì với một miếng tempura, đậu hũ mỏng chiên vàng, các loại rau dại, thịt vịt…
4. MÌ UDON
mì udon mua ở đâu có mặt khắp nơi, từ những con đường nhỏ, cửa hàng thực phẩm đến các nhà hàng, khách sạn ở Nhật Bản. Mì Udon được làm từ bột mì, dày, đầu có hình tròn hoặc hình vuông. Mì Udon được làm bằng cách nhào trộn bột, muối và nước. Cũng như các loại mì khác, mì Udon sẽ “nở” ra khi nấu, do đó sợi mì sẽ to, nặng và dày hơn. Loại mì khô sẽ được cuộn lại và gói trong túi kèm với gia vị để chế biến thành món ăn. Mì Udon cũng có loại dài giống như mì ống của Ý.
Ăn theo cách truyền thống, mì Udon được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt lợn muối, tôm chiên. Mỗi món mì Udon đều có một tên riêng để phân biệt, ví dụ như kake Udon, được làm từ nước luộc thịt đơn giản, ăn kèm với nước sốt cùng mirin và dashi – hai loại gia vị phổ biến của người Nhật; kitsune udon – được làm với đậu phụ chiên, hoặc yakiudon – mì Udon trộn chung với sốt đen.
Tại một số nhà hàng, trên thực đơn luôn có hình ảnh các món mì Udon để thực khách dễ chọn lựa. Trong những ngày mùa đông, nước dùng thường nóng hơn, với nhiều chất protein và thành phần dinh dưỡng, có tác dụng cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể và giúp giữ ấm người. Chắc hẳn các bạn Du học sinh hay xuất khẩu lao động Nhật bản đều đã từng thưởng thức món mì này ở Nhật.
5. MÌ XÀO YAKISOBA
Ở Việt Nam chúng ta cũng rất hay ăn mì xào. Rất đơn giản chỉ cần 1 gói mì ăn liền như mì gấu đỏ, hoặc mì xào đóng gói sẵn trùng qua nước sôi, và đem xào với thịt bò, rau xanh, nấm, đậu tùy sở thích xào của từng người. Chúng ta thường gọi là tên các món mì là mì xào bò, mì xào trứng, mì xào cà chua, mì xào chay rau nấm,…
Ở Nhật Bản cũng có 1 món mì xào đặc trung tạo nên thương hiệu riêng của mì Nhật Bản đó là mì xào Yakisoba. Nấu theo phong cách Nhật. Mì Yokisoba được xào với rau,bò bít tết ngon ở sài gòn  thịt và gừng kèm với nước sốt Yakisoba tạo nên mùi vị đặc trưng của món mì xào Yakisoba. Thông thường chúng ta xào mì thì không dùng gừng, nhưng Yakisoba thì lại có gừng, rất độc đáo phải không?
Leave a comment!
html comments NOT enabled!
NOTE: If you post content that is offensive, adult, or NSFW (Not Safe For Work), your account will be deleted.[?]

giphy icon
blog.php' rendered in 0.1292 seconds on machine '175'.