Over 16,530,876 people are on fubar.
What are you waiting for?

o Duy Nm's blog: "Tri ky"

created on 11/07/2013  |  http://fubar.com/tri-ky/b356402

Tri Kỷ – Trà Và Em

(Cho một ngày xưa đã qua đời)

(Chat):
- Em ạ! Uống trà buổi đêm cũng có cái thú của nó. Nghe nhạc rồi lặng thinh, một mình…
- Chịu thôi, em sợ mất ngủ. Em thấy mấy cái thú của đàn ông các anh hại sức khỏelắm…
 
Pha trà ngon
Chuyện nhạt dần, như trà xuông đến nước thứ mấy rồi, chẳng biết… Bởi một người luôn muốn thế khi biết rằng mặn mà gần lắm với đa đoan! Cũng như luôn biết ở bên ấy đang có một người…

 

 

Lặng thinh, một mình ngồi với một mình. Tựa vào những Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, và Trịnh, lắng nghe từng lời, để thấy cái cảm giác cô đơn càng ngấm sâu hơn nữa.  Ấm trà vừa mới pha, chắc còn chưa kịp ngấm thì bất chợt mưa rào đổ xuống. Dằn dỗi. Dữ dội. Ào ạt. Xối xả. Mờ mịt trời đất rồi bỗng chốc trở thành tri kỷ của một tâm hồn trống rỗng. Như mưa…

Với tay rót một chén trà đặc sánh, nóng hổi, sẽ chưa vội uống ngay, vì người ấy còn nâng chén lên ngang mặt, bao giờ cũng thế, để hít hà, ngắm nhìn làn hơi bốc lên mờ mờ như sương khói, phảng phất hương sen đồng, cỏ mật. Hai mắt nhìn cắm xuống đáy chén, như thể tìm, như thể chờ đợi những đắng chát nổi dần lên theo làn hơi kia…

Nhớ không, chuyện xưa kể rằng: có hai người bạn trà, khi phải xa nhau đã treo ấm lên tường mà không uống nữa… Giờ sao tìm được, còn có mấy người tri âm, tri kỷ để sẻ chia nỗi buồn nhiều hơn niềm vui, nhất là khi trong lòng luôn đeo một nỗi đau ê ẩm, nặng như đá, không bỏ được mà cũng không thể nói ra. Tìm được người đau như mình đau, hiếm lắm!

Ngoài kia, mưa đã thôi nặng hạt nhưng vẫn còn rả rích không ngớt. Có lẽ đã sang đến chén trà thứ hai rồi đấy nhỉ. Thôi thì, hy vọng cái thứ nước xanh ngắt và đắng chát kia sẽ lọc trong đầu óc, rửa sạch những bụi băm, cáu cặn bấy lâu nay tích tụ trong lòng. Nhẹ nhõm, siêu thoát, như một con hạc sắp vỗ cánh bay đi. Giờ có muốn nói gì thì nói, mỗi lời tưởng đã thấm qua, lắng đi lắng lại như những chất đắng chứa trong từng búp chè. Vậy đấy, cái ngọn trông thì non tơ, yếu ớt thế mà chỉ khẽ nhấm thôi là lập tức bao cay đắng ứa ra…

Bây giờ thì hẳn là trà đã thực sự ngấm. Cứ phải đến nước thứ hai thì tinh chất, hương vị mới tiết ra hết, cũng như bao ẩn chứa trong lòng cũng dốc tuột hết ra vào cái lúc này đây.

Người ta vẫn thường mượn rượu, lấy rượu làm cái cớ mà rót vào nhau những nỗi niềm. Còn trà, hình như chỉ hợp với những người suốt đời cầu mong một chữ “Nhàn”: Nhàn Tâm. Không bon chen, ham hố sa chân vào danh với lợi, bằng lòng nhận về mình mọi thua thiệt, một vạch chỉ sơn giữa ngã tư đường cũng chẳng muốn hơn thua. Ừ, thì “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn người đến chốn lao xao” (thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm). Cuộc đờixô bồ thật nhưng vẫn có những góc dành cho người “sợ” chốn đông chen lấn. Bên vỉa hè, nơi góc phố, một quán nước đầu làng, con ngõ nhỏ quanh co, lam lũ – những góc khuất của cuộc đời…

Bạn của cô! Đâu phải là kẻ yếm thế hay bất đắc chí, bởi đơn giản người ấy chưa bao giờ là một kẻ xu thời. Nghề là nghiệp và những mất mát, bất hạnh, cay đắng của cuộc đời đã song hành cùng người ấy, cắm cúi đi trên một con đường. Đường đời! Dằng dặc, ngổn ngang. Có đôi lúc dừng lại thong thả uống một chén trà rồi lại đi tiếp, dù biết trước trong ấy có đủ cả đắng, cay, ngọt, bùi (mà vị đắng thì nhiều, ngọt bùi có mấy). Cuộc đời người, chẳng phải thế hay sao? Niềm vui thì ít và thoáng qua, nỗi đau thì nặng và lắng lại, hệt như cái câu tục ngữ “Rượu trên be, chè dưới ấm” ấy! Nhưng thôi, cứ bình thản cầm lấy cái “chén” số phận mà cuộc đời đã rót cho mình. Điềm tĩnh, nhẩn nha từng ngụm. Vội gì chứ, đằng nào mà chẳng đến cuối đường…

Biết lắm! Đắng ngăn ngắt, chát xót ruột. Phải một lúc lâu sau, khi mà bao đắng chát đã ngấm hết thì mới “ngẫm” thấy được cái dư vị ngọt thanh ở tận cùng. Cái vị ngọt hiếm hoi chắt lọc ra từ những cay đắng, gian truân… nhưng trong đó là tất cả tinh chất của cuộc đời đọng lại!

- Em còn nhớ chuyện Trương Chi không?

Nhớ chứ! Cô làm sao quên được sự tích Mỵ Nương cầm chén trà bằng gỗ bạch đàn nơi hồn chàng Trương nhập vào. Chỉ có mắt người con gái ấy mới nhìn thấy hình ảnh người lái đò chầm chậm xoay quanh lòng chén. Chỉ có tai người con gái ấy mới nghe thấy được tiếng hát người lái đò năm xưa. Và cũng chỉ đúng lúc ấy, trong cái khoảnh khắc chớp bóng ấy, người đẹp yêu kiều nơi lầu son gác tía mới chạnh lòng, rỏ một giọt nước mắtmuộn màng xuống lòng chén. Chiếc chén bạch đàn vỡ tan…

Nhưng,…
- Chuyện ấy đọc từ hồi nào, em quên mất rồi. Không nhớ đâu!
- … Ừ, vậy thì thôi…!!!

Có những điều mãi mãi chỉ là duyên hạnh ngộ, khuyết hao dần… ngày tháng sẽ phôi pha!

Trà! Có quần – đối – độc ẩm. Người ta tâm sự, sẻ chia khi dùng trà, cũng có thể uống trà trong im lặng. Mà nhiều khi, im lặng đã là “nói” rồi. Vì khi ấy tâm của ta đã nặng căn duyên với hồn người tri kỷ, để thấy lòng lâng lâng thanh khí của một kẻ ngộ Thiền!
………………

Uống Trà Xanh Đúng Cách

Các chất trong chè xanh có tác dụng lợi tiểu, giúp máu lưu thông trong cơ thể được tốt hơn, từ đó có tác dụng ngăn chặn xơ vữa động mạch – nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch.

Uống trà xanh đúng cách để tốt cho sức khỏe

Hơn thế, chè xanh còn có tác dụng chống ôxy hóa, kéo dài tuổi thọ và làm cho làn da nhuận sắc hơn. Tuy nhiên, uống chè xanh cũng phải đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến một số hậu quả không mong muốn. Sau đây là những lưu ý cần thiết khi bạn sử dụng chè xanh:

Không uống chè xanh vào lúc đói:

Chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.

Không uống ngay sau bữa ăn:

 Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Được biết, chất tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 – 20 phút sau khi ăn rồi mới uống.

Không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nước chè xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống chè xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

Không uống chè xanh quá nóng:

Khi uống chè xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày. Mặc dầu một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 – 500C là vừa

Uống trà xanh đúng cách

Không uống nước chè xanh để qua đêm:

Lý do, khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.

 

Phụ nữ mang thai hạn chế uống nhiều chè xanh: Thai phụ nếu uống nhiều nước chè xanh đậm đặc sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, chè xanh còn kích thích hệ thần kinh, làm tim đập nhanh, gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai nếu thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính họ.      

Không dùng nước chè xanh để uống thuốc:

Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu, từ đó bệnh sẽ lâu khỏi.

Hoạt chất Epigallocatechin gallate, còn được biết đến là EGCG, một chất chống oxy hóa có trong lá trà xanh có thể giúp đốt cháy chất béo để giảm cân.

Đúng vậy, trà xanh giúp làm giảm cân

Lý do là bởi vì trong trà xanh có hoạt chất Epigallocatechin gallate, còn được biết đến là EGCG, một chất chống oxy hóa có thể đốt cháy chất béo.

Tuy nhiên, cho dù trà xanh có tác dụng giảm cân thì bạn cũng cần hiểu về trà xanh để có thể uống đúng cách. Bạn không nên uống quá 3 cốc trà mỗi ngày để tránh ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể.

Trà xanh
Ảnh minh họa

Cách tốt nhất để pha một cốc trà xanh là gì?

Hãy bỏ qua những loại trà túi lọc mà hãy lựa chọn những lá trà tươi. Bởi vì, với trà xanh, bạn sẽ muốn đổ nước nóng trực tiếp vào những lá trà để tận dụng những tinh tuý của nó. Sử dụng trà túi lọc sẽ làm giảm hiệu lực của các phản ứng hoá học.

Nếu trà túi lọc là lựa chọn duy nhất, hãy cắt túi lọc ra và đổ trực tiếp nước nóng vào phần trà khô. Để pha một ấm trà không nên dùng nước đun sôi quá lâu. Thay vào đó là là dùng nước chỉ vừa mới sôi, đổ trực tiếp vào những lá trà và để trà ngấm trong vòng 3- 4 phút. Như vậy mới đạt được tác dụng lớn nhất của trà

Tác dụng của trà xanh

Trải qua nhiều thế kỷ, trà xanh đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa và thảo mộc cổ truyền Ấn Độ để giúp tiêu hoá tốt, chữa lành vết thương, tăng cường sức khoẻ tim mạch, ổn định đường huyết, cải thiện tình hình tiêu hoá và thúc đẩy chức năng thần kinh.

Ngày nay, phương pháp cổ truyền này cũng có một nền tảng khoa học vững mạnh với hàng ngàn những nghiên cứu chứng minh rằng trà xanh chứa chất chống oxy hoá (mạnh hơn gấp 8 lần vitamin C) và các chất khác giúp làm giảm cholesterol, ngừa ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh nướu răng và các nguy cơ lây nhiễm do vi rút, vi khuẩn.

Nó cũng giúp làm dịu hệ thần kinh bằng cách làm giảm mức độ của kích thích tố căng thẳng cortisol và tuyến thượng thận trong khi chống lại những ảnh hưởng độc hại của thuốc lá.

Thế còn về tác dụng giảm cân thì sao?

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: trà xanh làm ức chế phân giải lipid, quá trình mà theo đó chất béo trong chế độ ăn uống (triglycerides) bị phá vỡ trong cơ thể. Ức chế sự phân huỷ chất béo trung tính (triglycerides) ngăn chặn sự hấp thụ của chất béo do vậy đảm bảo cơ thể bạn sẽ không bị tăng cân nhiều.

Ngoài ra, chất catechins có trong trà xanh có khả năng kiềm chế một enzym quan trọng – catechol-O-methyl transferase (COMT), điều này làm đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, do vậy tăng cường đốt cháy calo.

Tất các loại trà xanh có tác dụng như nhau không?

Có thể sẽ có sự khác nhau trong chất lượng của các lá trà và số lượng của những thành phần bổ sung không cần thiết có thể sẽ làm thay đổi chất lượng của trà xanh. Để tận dụng lợi ích tối đa, bạn hãy tìm đến những thương hiệu sử dụng hoàn toàn từ các thành phần tự nhiên và không có chất bảo quản nhân tạo.

Trà xanh có thêm hương vị khác có mang lại lợi ích như trà xanh bình thường hay không?

Việc bổ sung các hương vị như: lựu, táo, dâu… không làm giảm công dụng của trà xanh. Tuy nhiên, nếu hương vị có đường thì lượng calo bổ sung này sẽ làm huỷ hoại công dụng giảm cân của trà xanh.

Trà xanh
Ảnh minh họa

Trà xanh ướp lạnh thì sao?

Về mặt hoá học, không có gì khác biệt giữa trà xanh nóng và trà xanh để lạnh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng trà xanh để lạnh thường được pha loãng với nước, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của nó đấy nhé!

Trà xanh và trà đen: Loại nào tốt hơn?

Tất cả các loại trà – trà xanh hay trà đen, đều được lấy từ lá của một loại cây bụi màu xanh thuộc họ cây hoa trà (tên khoa học là Camellia). Tuy nhiên để làm trà đen, những lá trà sẽ được lên men và phơi khô. Điều này đã làm giảm rất nhiều các hợp chất có lợi của lá trà.

Ngược lại, với trà xanh, sau khi được hái về, lá trà chỉ cần hãm bằng nước sôi. Điều này không những bảo quản được những hợp chất có lợi mà còn phá huỷ được các loại enzym có khả năng làm hỏng lá trà rất nhanh.

Uống trà giờ đây không chỉ là thú vui của các cụ cao tuổi mà nó đã được trẻ hóa bởi giờ đây rất nhiều thanh niên trẻ  hay trung tuổi cũng hay uống trà.Tuy uống trà đã trở nên phổ biến nhưng  để thưởng thức một cốc trà ngon không phải là chuyện quá dễ dàng.

Vài bí quyết để pha trà ngon và bảo quản trà đúng cách.

Về uống trà các cụ xưa vẫn hay có câu “Nhất thủy,nhị trà,tam bôi,tứ ấm,ngũ quần anh“  và một biến thể khác “Nhất thủy,nhị trà,tam pha,tứ ẩm” .Về câu “Nhất thủy,nhị trà,tam bôi,tứ ấm,ngũ quần anh” đã được nhắc tới trong bài kinh nghiệm uống trà của các cụ nên mình ko nhắc lại nữa và trong bài lần này mình sẽ đi nói về câu “Nhất thủy,nhị trà,tam pha,tứ ẩm” cũng như cách bảo quản trà đúng cách.


Chất lượng của nước pha chế phải đảm bảo

Nước pha trà

“Nhất thủy” có nghĩa số một là chất lượng nước. Nước để pha trà phải trong, sạch, không có tạp chất, không được là nước lợ mà phải là nước tự nhiên như nước mưa giữa trời qua gạn lọc, nước giếng khơi lấy ở độ sâu dưới chục mét ở những  vùng trung du có đá o­ng, nước sông suối được lọc tinh khiết đóng binh đã qua các khâu xử lý…

Mặc dù nước từ vòi nước nhà bạn hoàn toàn đảm bảo chất lượng nhưng một tách trà hoàn hảo có những đòi hỏi cao hơn thế. Các chuyên gia pha chế trà bật mí rằng họ thường sử dụng nước khoáng để làm nên những tách trà thơm ngon hảo hạng; nếu không có nước khoáng thì nước lọc cũng là một sự lựa chọn tốt. Hãy nhớ là đừng nên sử dụng vòi nước nóng có sẵn để pha trà, nó rất tiện dụng nhưng có thể sẽ khiến bạn thất vọng ngay sau đó.

Chất lượng của trà

“Nhị trà” là chất lượng trà. Trà đây là trà sao khô từ các búp tươi hái về mà ta thường gọi là trà lạng, trà móc câu. Chất lượng trà phụ thuộc vào chất đất, còn gọi là thổ nhưỡng, khí hậu và cũng tùy vào cách hái và chế biến.

Theo người sành thì muốn cho trà ngon thì phải đủ bốn

  1. Một là, giống trà tốt. Giống tốt thì lá dày
  2. Hai là, hái đúng trật “một tôm hai lá, một cá hai chừa”. Tức là khi trà đến lứa, mỗi đọt trà thường có khoảng năm chiếc lá non; một lá đầu chưa mở gọi là búp, hai lá dưới vừa hé, hai lá cuối đã xòe và ở cuống đọt có một lá nhỏ xíu tròn như vẩy cá. Người hái trà tính từ cuống trở lên, bỏ một lá vẩy cá, chừa hai lá xòe lại, lấy kẽ hai ngón tay (chứ không bấm ngắt) bẻ lấy hai lá hé và một lá chưa mở ở trên cùng hình của cái lá búp như con tôm cong lại, như thế gọi là “một tôm hai lá”.
  3. Ba là, than củi đượm. Chỉ xao bằng lửa than, chứ không dùng lửa củi, cánh trà sẽ thơm, không oi mùi lửa khói.
  4. Bốn là, hái ngay xao suốt. Ðây là một khâu đặc biệt quan trọng. Nước có xanh, hương có thơm, vị có chát ngọt hay không là ở khâu cuối cùng này. Vì nếu người chế biến trà chỉ tiết kiệm một chút thời gian, hà tiện một “hào” than  trà đang xao dở, đem hong ra nắng hay hong trong gió, rồi mới đem đánh chảo lại, thì trà sẽ có vị chua, nước đỏ quạch, nhấp vào miệng bỗng bứ ra không muốn nuốt.

”Cùng một giống cây chè trồng ở vùng đất phù hợp như Tân Cương (Thái Nguyên) thì cho trà ngon, trồng ở vùng Yên Bái, Lào Cai, Sơn La… thì chất lượng lại khác. Để kiểm định chất lượng trà lại có 3 tiêu chí: Nước xanh, vị đậm, hương thơm. Trà rót ra có màu xanh nhạt, phả mùi thơm của cốm hoặc thảo mộc rất dễ chịu, uống thấy chan chát, ngòn ngọt nơi đầu lưỡi, nuốt vào cổ vị đậm đà dìu dịu vẫn còn đọng trong miệng.

Xem thêm  Nhận biết trà – chè ngon


Pha chế ở nhiệt độ phù hợp


“Tam pha” có nghĩa là thứ ba phải chú ý pha trà đúng qui cách đúng nhiệt độ.Thay vì đợi cho đến lúc ấm nước sôi sùng sục, bạn hãy pha chế trà ở nhiệt độ nguội hơn một tí. Các chuyên gia hàng đầu trang lĩnh vực pha chế đã khẳng định rằng một trong những sai lầm lớn nhất nhưng cũng phổ biến nhất khi pha chế trà là sử dụng nước không đúng nhiệt độ.Người sành trà thường “tắm” cho trà bằng cách đổ trà vào ấm, rót nước nóng vào, lắc đều rồi đổ nước đầu đi. Tráng xong mới đổ nước sôi vào ấm trà. Gọi là nước sôi nhưng chỉ cần 80 đến 95 độ cũng đủ giải phóng các hoạt chất của trà, nước trà sẽ xanh và thơm ngon. Chỉ những loại trà rắn nhất như trà Ôlong và trà đen thì mới cần pha theo kiểu “luộc” như vậy. Trà trắng và các loại trà khác đều cần pha với nước có độ nóng thấp hơn; nước quá nóng có thể phá huỷ trà và thậm chí là mang lại vị đắng khó chịu. Tốt nhất, bạn nên đọc hướng dẫn pha trà được ghi bên ngoài bao bì để có những cách pha chế phù hợp cho từng loại trà cụ thể.

bí quyết pha trà ngon
Nhiệt độ của nước pha sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tách trà (Ảnh: Inmagine)


Uống trà cũng là một nghệ thuật

“Tứ ẩm” nghĩa là cách uống. Có nước sạch, trà ngon, biết cách pha nhưng không biết thưởng thức thì cũng bớt đi thú vị. Uống trà khác với uống nước, uống bia, khác cả uống chè xanh. Ở quê uống nước vối, chè xanh có thể uống bằng bát. Ở thành phố uống bia, nước ngọt có thể mở nắp tu cả lon.

Nhưng uống trà nhất thiết chỉ dùng loại chén nhỏ. Trước khi rót trà từ ấm ra các chén phải lắc ấm vài lần cho nước được hòa đều, nếu không, rót ra chén đầu tiên trà nhạt, chén cuối lại quá đậm vì “rượu trên be, chè dưới ấm”.Khi rót trà cũng có thể rót ra chén tống hoặc theo kiểu Quan công đi tuần ,Hàn tín điểm binh nghĩa là rót trà xoay vòng nhanh qua các cốc để các chén trà có cùng độ đậm nhạt.

Uống trà phải uống lúc còn nóng, vừa uống vừa “khà”, nhấp từng ngụm nhỏ để thưởng thức. Các cụ ngày xưa vẫn hay nói “Trà tam, tửu tứ, du hành nhị”, nghĩa là uống trà cần có 3 người mới cảm được hết cái phong vị thơm ngon điềm đạm của thú uống trà thành tao.
Hãy dành cho mình thời gian thư giãn và thưởng thức từng ngụm trà trong một tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Đấy không chỉ là cách giúp bạn giải tỏa stress hiệu quả mà còn giúp cơ thể bạn hấp thu được những nguồn chất hữu ích từ trà một cách tốt nhất.


Nếu bạn thích uống ngọt


Hãy làm ngọt tách trà của bạn một cách tự nhiên, không nên cho thêm đường vào nước trà mà sử dụng kèm những thành phần tự nhiên và tinh tế hơn như các loại mứt từ cánh hoa, trái cây… những “gia vị” này sẽ mang cảm giác mới lạ, ngon miệng mà vẫn không làm mất đi hương vị đặc trưng của nước trà.

 

Pha trà ngon
Bảo quản trà và thưởng trà là cả một nghệ thuật (Ảnh: Inmagine)


Bảo quản trà đúng cách


Có nhiều yếu tố có thể làm giảm chất lượng trà như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí… tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng những lá trà loại xốp, mềm nếu như được bảo quản đúng cách sẽ duy trì được sự tươi mát trong suốt thời gian dài. Tốt nhất, bạn nên cho trà vào một chiếc hộp kín, đặt trong môi trường khô, thoáng, ít ánh sáng, như vậy chất lượng của nó sẽ được kéo dài đến 3 năm.

Có thể bạn cho rằng pha một tách trà thật tốn công, nhưng nếu thực hiện theo những lời khuyên trên đây, bạn sẽ được thưởng thức những tách trà thơm ngon và tốt cho sức khoẻ.

Tổng hợp từ nhiều n

Trà xanh là đồ uống được nhiều người yêu thích. Ngoài chức năng giải nhiệt nó còn là vị thuốc chữa bệnh hữu ích. Đối với thai phụ cũng thế. 

Tác dụng của trà xanh với phụ nữ mang thai

Uống trà xanh một cách hợp lý rất tốt đối với phụ nữ mang thai

1.Tác dụng của trà xanh

Trong lá chè xanh có chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể con người: Chất Phenol ngoài tác dụng làm chặt ruột, giải độc, sinh nước bọt còn góp phần làm chậm quá trình lão hoá. Ngoài ra, hàm lượng Vitamin trong lá chè cao chính là nguồn bổ sung Vitamin rất tốt cho cơ thể. Chất Flourid có chức năng bảo vệ răng. Thêm vào đó, các chất trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu, giúp máu lưu thông trong cơ thể được tốt hơn, từ đó có tác dụng ngăn chặn xơ vữa động mạch – nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch. Do vậy việc uống trà xanh đều có lợi cho cả sự phát triển của thai phụ và thai nhi.

2.Tác dụng lớn nhất của trà xanh đối với thai phụ.

Kẽm là nguyên tố vi lượng có tác dụng quan trọng đối với cơ thể thai phụ. Kẽm có trong các loại đồ uống và thức ăn hàng ngày như trà xanh, bột coca, mè và cải tím…trong đó hàm lượng kẽm trong trà xanh là nhiều nhất. Vì thế ngoài những tác dụng thông thường trên, đối với thai phụ việc uống trà xanh mỗi ngày sẽ góp phần bổ sung lượng kẽm cần thiết cho quá trình mang thai.

3.Uống bao nhiêu là hợp lí?

Mỗi ngày thai phụ uống 2 – 3 tách trà được pha từ 3 – 5g lá chè xanh là phù hợp và thoã mãn nhu cầu kẽm cho cơ thể. Nghiên cứu y học gần đây cho biết: hàm lượng kẽm trong máu của trẻ sơ sinh do thai phụ uống trà xanh là khá cao.

4.Một vài điều nên chú ý

Mặc dù uống trà xanh là tốt tuy nhiên thai phụ không nên uống trà xanh quá nhiều trong một ngày hoặc quá đặc. Uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt. Các chất có trong trà xanh sẽ làm giảm quá trình hấp thu đó. Ngoài ra trà được xếp vào loại đồ uống chứa chất kích thích. Do vậy nếu uống quá đặc dẫn đến sự kích thích thần kinh trung ương của thai phụ. Hệ quả là thai phụ có thể bị mất ngủ, nhịp tim đập nhanh, dễ hưng phấn…Qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Đồng thời thai phụ nên uống trà  đúng cách mới có tác dụng với 6 chú ý sau:

- Không uống chè xanh quá nóng

- Không uống chè xanh vào lúc đói

- Không uống ngay sau bữa ăn

- Không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ

- Không uống nước chè xanh để qua đêm

- Không dùng nước chè xanh để uống thuốc

Như vậy lời khuyên cho các thai phụ là chú ý uống trà xanh với lượng thích hợp. Cũng cần phân biệt giữ trà xanh và các loại trà khác đã qua chế biến, đóng gói và bảo quản…thai phụ không nên uống.

   Uống trà từ lâu đã là một thú vui tao nhã của người dân Việt.Người giàuống trà,người trẻ uống trà,người lớn uống trẻ con cũng uống,nam nữ đều uống cả.Những lúc có khách hay những lúc chỉ có 1 mình nhâm nhi chén trà âu cũng là một lạc thú ở đời.Tuy vậy nhưng trà có rất nhiều loại trà trắng có ,trà đen có,trà thảo mộc có có thể nói là muôn hình vạn trạng .Thời đại càng phát triển mọi thứ đều được thương mại hóa và trà cũng vậy .Chính vì lẽ đó mà để uống được cốc trà ngon đúng nghĩa cũng khó vì thời nay đồng tiền che mắt nhiều người vì cái lợi người ta có thể pha,trộn thậm chí làm giả nhiều thứ.

Luyên thuyên 1 thôi 1 hồi vậy ý muốn nói để tìm được những cánh trà ngon là một việc không hề đơn giản.Trà đen và trắng chưa tôi có dịp uống nhiều mà cũng không thích uống nên không thích tìm hiểu sâu .Một lý do khác tôi chỉ thích uống trà (chè) búp và cũng có dịp uống nhiều loại trà từ bình dân đến cao cấp nên cũng biết sơ sơ đủ để nhận biết cơ bản về trà ngon trà dở.Trên sách báo tạp chí lại ít khi đề cập vấn đề này vì vậy đa số thông tin tôi có được đều từ Internet nay tổng hợp sơ bộ lại để giúp mọi người có sở thích uống trà có được ấm trà ngon hợp với túi tiền.Ở trong bài này tôi chỉ viết về loại trà tuyền(trà không pha trộn,ướp hương liệu )ngon có giá không quá đắt chứ không đề cập đến trà đắt tiền vì loại nhiều tiền thì không có cơ hội uống nhiều .Có nhiều cách khác nhau để phân biệt trà ngon ,trà dở nhưng đại đa số xung quanh 3 ý kiến sau:

Các cách nhận biết trà hoặc chè ngon

1.Ý kiến 1 :     

     Chè búp ngon là  loại trà (chè)cánh săn nhỏ và cong như cái móc câu vì vậy hay còn gọi là trà móc câu, có mầu “mốc” đặc trưng. Khi pha, thả búp chè vào ấm sành sứ cứ nghe tiếng roong roong. Ðể một dúm chè trong lòng bàn tay hà hơi vào đã thấy mùi thơm ngầy ngậy nhai thử vài cánh chè cảm nhận được vị bùi, chát, ngọt đậm đà nhả bã lấy ngón tay cái và ngón trỏ bóp, vặn thử thấy nước và bã xanh rờn như chè tươi.

trà búp tân cương thái nguyên

2.Ý kiến 2 :

       ”Chè ngon là loại chè đảm bảo toàn diện các yếu tố sau:

- Về màu nước chè sau khi pha phải đảm bảo 5 tiêu chí: Trong, Xanh, Vàng, Sáng và Sánh. Giải thích cụ thể:

+ Nước chè phải trong, không có vẩn đục.

+ Nước chè phải xanh, không được ngả đỏ.

+ Nước chè phải sáng, không được xỉn màu.

+ Nước chè phải sánh và có ánh vàng như mật ong.

Nước trà búp tân cương thái nguyên

Nước chè đạt cả 5 tiêu chí trên là đạt tiêu chuẩn chè ngon, nếu thiếu thì tiêu chuẩn sẽ thấp hơn. Đặc biệt, chè đạt cả 5 tiêu chí trên, sau khi pha 2 – 3 lần nước vẫn giữ đủ các tiêu chí này.

- Về vị, cảm giác ngon hay không ngon là do thói quen về vị giác của người thưởng thức trà. Ví dụ: Phần đông Nam giới thích uống trà chát đậm, còn phần đông Nữ giới lại thích uống trà có vị chát dịu. Tuy nhiên, chè càng ngon thì độ chát của chè càng ít bị phai sau khi pha 2 hoặc 3 lần nước.

- Về hương thơm, cảm giác ngon hay không cũng phụ thuộc vào thói quen khứu giác của người thưởng thức trà. Ví dụ: Phần đông người Việt Nam thích hương cốm đặc trưng của chè Việt. Nhưng người Đài Loan lại coi vị thơm mát của chè Ô Long mới là chè thơm. Tuy nhiên, chè càng ngon thì độ lưu hương thơm của chè lâu trong điều kiện bảo quản tốt. Đồng thời, hương thơm của chè vẫn giữ được lâu sau khi pha nhiều lần nước.”

 3.Ý kiến 3 :

      Về Trà, vốn là một thức uống nên việc đánh giá ngon hay không phụ thuộc khá nhiều vào cảm tính từng người (khẩu vị người uống) xong vẫn có một vài yếu tố mà đại đa số mọi người thừa nhận là đặc tính của Trà Thái khiến Trà Thái trở thành một “Danh Trà” đất Việt, tôi có thể đưa ra đây ý kiến của tôi như sau

Những đặc tính
- Có màu mốc trên cánh Trà (màu hơi trắng như mốc cau)
- Cánh trà Xoăn, cong, săn, bé như móc câu (người ta gọi Trà móc câu là vì vậy)
- Trà có hương cốm khi ngưởi (đây là đặc tính duy nhất trà Thái có)
- Hậu vị ngọt
- Đầu vị trầm 
- Màu nước xanh hoặc hơi vàng, trong

4.Cách thử Trà

- Đầu tiên bạn nhìn cánh trà bạn thấy có những đặc tính như xoăn, nhỏ, săn (đây là loại tràtôm nõn thường không có màu mốc cau) hoặc những cánh trà lớn xoăn có màu mốc cau.
- Bạn ngửi thử Trà bạn thấy có hương thơm của cốm
- Cho một nhúm nhỏ vào miệng, ngậm (không nhai) nước đầu thấy ngọt lợ đầu miệng ngay thì đó là trà đã bị sao cùng Mỳ Chính (Bột ngọt) hoặc Cam Thảo, nếu có vị hơi chát thì đảm bảo không có Mỳ chính hay Cam Thảo, sau đó bạn nhằn nhỏ cánh trà, nuốt thử nước trà vừa nhai thấy chát sau đó ngọt ngay cổ họng, đấy là trà tốt, bạn nhai nhuyễn rồi cho ra tay, dùng hai đầu ngón tay vày thử bã nếu bạn thấy bã chè tơi, màu hơi vàng thì đó là trà thường, nếu bạn thấy bã nhuyễn như bột có cảm giác bã quyện vào nhau màu xanh thì đó là trà tốt.
- Nếu có thời gian bạn có thể pha thử một tách trà uống thử, bạn tráng trà xong, ủ trà trong vòng 15 giây, rót trà ra thấy có màu xanh, nước trong, nếu vàng thì phải là màu vàng mật ong và nước phải trong, màu sáng, uống thử thấy vị êm không chát xít, hương cốm, hậu vị ngọt nhưng không lợ uống xong một lúc không thấy cổ họng chát.

Giống như các lọai nước giải khát khác, trà ngon hay dở tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Có người thích lọai trà Bắc pha thật đặc, uống vào chát sít cổ họng. Người khác lại chuộng trà Nam của Đà Lạt hay Bảo Lộc, lá to, cánh dày, được sao tẩm với các lọai hoa như hoa lài, hoa sen, hoa ngâu…Lọai trà này không chát, không đắng mà có khi lại hơi ngọt. Khi pha, nước rất đẹp và được nước. Pha đến lần thứ 3, thứ 4, màu nước vẫn sánh.

Pha Trà Cũng Là Một Nghệ Thuật – Người Pha Trà Là Một Nghệ Sĩ

chén trà

Cũng là trà Bắc nhưng nhiều người thích để “mộc”, kẻ lại chuộng lọai ướp hương v.v…Ngày xưa, các xứ sở trà có lọai trà “móc câu” nổi tiếng với “một tôm hai lá” : Người ta chỉ hái búp đầu (tôm) và 2 lá gần kề. Khi sao, lá trà quăn lại thành hình móc câu. Lọai trà này thơm mùi đặc trưng, đẹp nước. Khi uống, mới đầu thấy chát nhưng vị ngọt đọng trong cổ rất lâu. Chỉ một chén trà đủ làm cả người bừng bừng sảng khóai.

Lại có lọai trà cổ thụ hàng trăm năm tuổi của vùng Hà Giang, có nơi gọi là trà Tuyết san. Tuy vị đắng, chát và đậm nhưng khi uống vào thì thấy tỉnh táo và khoan khóai hẳn lên nên được coi là trà quí. Song, hiện nay rất hiếm lọai trà này. Chỉ thỉnh thỏang chủ nhà làm một ít để dành riêng uống hay biếu bạn bè.  Phần nhiều trên thị trường chỉ có “trà móc câu”, trà Tuyết san giả.

Khi có trà ngon, phải biết cách pha thì mới được nước ngon. Làm thế nào để được nước trà ngon ? Theo những người sành trà, cần phải chú ý các yếu tố sau :

a. Ấm và chén:

Có rất nhiều loại ấm để pha trà nhưng dùng ấm sành hoặc ấm sứ là tốt nhất vì giữ được nhiệt lâu. Hiện nay, tại các quán trà, người ta dùng nhiều lọai chén với những tên gọi và phân lọai cầu kỳ như thứ nhất là ấm Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, và thứ ba là Mạnh Thân. Nhiều quán còn quy định màu sắc cho ấm pha trà. Ví dụ như muốn thưởng thức trà thật ngon thì màu ấm phải là màu gan trâu, gan gà, chu sa…Hình dáng ấm pha trà có những kiểu chính là: trái lê, trái cau, trái hồng, trái nhót…Các loại chén uống trà chủ yếu có 2 lọai : chén Tống (cao và thuôn) và chén Quân (thấp và rộng hơn). Phú quí sinh lễ nghĩa là vậy.

Trong khi đó, các cụ ở nông thôn thì vẫn chuộng ấm trái quýt và chén hạt mít, hay còn gọi là chén mắt trâu. Hoặc ở thành phố, có khi người ta pha trà vào các bình nhựa hoặc bình inôc có sẵn một cái giỏ lọc để chứa bã trà. Ở phía Nam người ta thích dùng lọai trà đá, uống trong những cái ly cối to đùng. Đơn giản vậy mà cũng đâu có kém ngon.

b. Nước dùng để pha trà:

Tốt nhất là nước mưa. Nước mưa hứng ngay giữa trời là sạch nhất. Có thể dùng nước giếng mà là giếng đá ong càng tốt. Ngày xưa, những nhà giàu có thường cho người đi thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen. Đó được coi là thứ nước đặc biệt, tinh khiết. Ở thành phố thì phải dùng nước máy. Nước máy phải để một thời gian cho bay hết mùi hoá chất khử trùng. Có thể dùng nước tinh khiết hoặc nước qua các bình lọc nước. Khi đun nước dùng bếp than hoặc bếp ga  để tránh các mùi lạ thấm vào nước như mùi khói, mùi dầu hỏa…Trà thơm quí đến mấy mà nước lẫn mùi lạ thì không thể ngon được.

c. Pha trà:

Trước khi pha phải rót ít nước sôi  tráng ấm, đổ đi rồi mới cho trà vào. Dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, không nên dùng thìa kim lọai. Lần đầu rót một ít nước sôi tráng qua lớp trà rồi đổ đi, coi như “rửa” trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho ngấm. Đến lần thứ 3 thì mới rót đầy ấm. Sau đó để chừng 2-3 phút thì có thể thưởng thức.

Lại nữa, không phải trà nào cũng dùng nước thật sôi. Các cụ sành trà rất khắt khe với nhiệt độ nước. Ví dụ lọai  trà mộc thì nước sủi tăm là được (khỏang 80 độ C),  nước pha trà hương chỉ cần sôi lăn tăn.  Các lọai trà dược liệu cũng chỉ cần nước gần sôi…Không nên dùng nước sôi sùng sục để chế vào trà vì có thể làm “cháy”,  khiến trà trở  nên chát.

d. Rót trà:

Nên tính xem bao nhiêu người uống thì ước lượng số nước sôi cần rót. Thông thường, nhà sản xuất đã tính sẵn số nước trong ấm vừa đủ cho số chén đi kèm trong bộ ấm chén. Nhưng nếu số người uống ít hơn thì không cần rót đầy ấm. Muốn uống nữa, rót tiếp nước sôi. Làm như vậy để trà khỏi chín nhừ không mất đi hương vị, lại tránh bị nồng.

Chú ý khi rót trà, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Cả cách rót trà cũng là một nghệ thuật cần phải học. Lúc đầu, miệng ấm kề sát với miệng chén, mấy giây sau, từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để có tiếng nước rót róc rách mà không bắn ra ngòai. Rót sao cho tất cả các mức nước trong từng chén đều ngang nhau. Từng thao tác phải thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng. Ánh mắt chăm chú, miệng hơi mỉm cười…Đó chính là nghệ thuật rót trà…

e.Uống trà đúng cách

Chén trà đầu tiên chúng ta nên uống thành 3 ngụm [cách này vừa để thưởng thức vừa là để tỏ lòng cảm tạ đối với người mời trà cũng là để kiểm tra chất lượng trà]: ngụm thứ nhất bé đủ để nếm ở đầu lưỡi và đồng thời ngửi hương thơm của trà, ngụm thứ hai uống một ngụm lớn gần hết chén trà đẩy cho trà tràn vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng (nhưng tuyệt nhiên không được để phát ra tiếng sẽ ảnh hưởng đến cảm giác của người cùng thưởng thức trà) rồi nuốt hết, hãy cảm nhận hậu hương của Trà, ngụm thứ ba uống hết chỗ còn lại nhằm kiểm lại tiền hương, tiền vị và kiểm thêm hậu vị của Trà. Từ chén trà thứ 2 mỗi người uống theo cách riêng của mình, từng ngụm nhỏ hay một ngụm lớn tùy thích sao cho thấy sảng khoái.

 

Sưu tầm trên mạng không rõ gốc

Uống Trà Đúng Cách

Trà xanh từ xa xưa đã được dùng như 1 vị thuốc và chỉ có nhà quan lại,quyền quý mới được thưởng thức trà.Trước là thế nhưng bây giờ trà đã trở thành thức uống phổ biến,bình dân ai cũng có thể uống.Thời gian gần đây các nhà khoa học sau khi nghiên cứu ,tìm tòi lại chỉ ra thêm các tác dụng tốt của trà đối với sức khỏe vì vậy nhiều người càng ra sức uống trà với quan niệm “.Cái gì có lợi thì ăn uống càng nhiều càng tốt”.Cũng theo nghiên cứu của các nhà Khoa Học thì uống trà xanh tốt cho sức khỏe nhưng trà xanh cũng gây ra các tác dụng phụ nhất định. Ví dụ, nếu bạn uống nhiều trà xanh mỗi ngày có thể gây khó chịu cho dạ dày và cảm giác bồn chồn, lo lắng 

 

trà xanh giảm cân

Trà không chứa nhiều chất cafein như cà phê nhưng uống nhiều quá thì lượng cafein trong cơ thể cũng tăng lên khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và có thể bị mất ngủ.

Ngoài ra, những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược axít cũng không nên tiêu thụ quá nhiều trà xanh. Vì trà xanh có chứa chất tannin làm tăng tiết axít trong dạ dày. Tác dụng phụ tồi tệ nhất khi uống nhiều trà xanh là khiến cơ thể giảm hấp thu sắt, dẫn đến thiếu sắt. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải biết cách uống trà xanh sao cho giảm bớt các tác dụng phụ hay uống trà đúng cách

Uống trà xanh đúng cách để có lợi cho sức khỏe

1. Uống trà tươi

chè xanh

Uống lá trà tươi là một trong những cách lành mạnh để tránh tác dụng phụ của trà. Vì lá trà khi sấy khô sẽ làm giảm đi đặc tính chống vi khuẩn của loại thức uống này. 

2.Uống trà mới pha

10 lý do nên uống trà hàng ngày

Sẽ rất tốt nếu uống trà ấm, không quá nóng và cũng không nên để nó nguội hoàn toàn.Đặc biệt không uống trà đã để qua đêm,trà đã đổi màu vì để 1 thời gian dài trà sẽ mất đi đặc tính chống vi khuẩn của nó bị giảm đi rất nhiều.Trà nguội chẳng những không tốt còn chứa nhiều vi khuẩn

3. Ủ trà đúng cách

Trà xanh khi không được ủ đúng có thể gây vị đắng và làm mất vị trà. Bạn nên sử dụngnước đun sôi để ủ trà sao cho màu sắc lá còn xanh, nhằm giữ được hương vị cũng như lợi ích của loại thức uống này.

4. Không pha thêm đường

Khi uống trà, bạn không nên pha với đường, vì có thể làm mất hương vị cũng như giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng trong trà. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha trà xanh vớimật ong, tuy nhiên bạn cũng không nên nghiện cách uống này.

5. Tránh uống quá đậm

Nếu có sở thích uống trà xanh đậm, bạn cần phải thay đổi. Vì khi uống trà xanh lạt sẽ giúp bạn thưởng thức được hương vị và giảm đi các tác dụng phụ của trà gây ra.

6. Không uống trà  với thuốc

Bạn không nên hòa lẫn các loại thuốc hoặc các nguồn bổ sung vào trà xanh để uống. Vì các chất hóa học trong các sản phẩm đó sẽ phản ứng với các hợp chất chứa trong trà, gây nên những tác hại đối với sức khỏe.

7.Hạn chế uống quá nhiều

Tiêu thụ nhiều bất cứ loại đồ uống nào cũng có hại cho sức khỏe, và trà xanh cũng vậy. Để tránh tác dụng phụ của trà, bạn không nên uống quá nhiều trà. Mỗi ngày chỉ nên dùng  khoảng 3 tách.

8. Uống đúng thời điểm

Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà xanh là khoảng một giờ trước và sau mỗi bữa ăn. Nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân, nên uống trà xanh một giờ trước bữa ăn. Còn nếu muốn hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng cũng như vitamin vào cơ thể, bạn nên uống một giờ sau bữa ăn.

Kinh Nghiệm Uống Trà

Nghệ thuật uống trà Việt được các cụ ta ngày trước đúc kết qua câu nói :

Nhất thủy, nhị trà, tam bôi, tứ ấm, ngũ quần anh“ 

Nghệ thuật uống trà của người Việt

Phần chính của trà ngon, phải là nước… nước thường là nước mưa được hứng ở giửa trời. Cận trọng hơn nữa, nước đun trà có người còn đi lấy từ các nguồn suối thiên nhiên, hay từ một số mạch giếng mà không bị ô nhiểm, rồi được mang về, che đập cẩn thận chođến khi được “cất” trà.


Cách nấu nước cũng hết sức quan trọng. Than, thường được dùng để ” đun” nước vì than không bốc mùi làm ô nhiểm “ mùi trà” như các loại củi khô, dầu hôi, hay các loại dầu khác. Nhiệt độ cũng rất quan trọng (sôi sủi tăm, đầu nhang, đầu đủa, v.v.) thường là cách mà người trước phân định sức nóng của nước (ngày nay thì ta dùng điều nhiệt kế cho chắc ăn). Sau đó mới đến loại trà mà ta chọn để ” cất” . Trà ta, thì đã nói thường là các loại trà xanh (trà móc câu, trà Thái Nguyên, v.v.) thường được cất ở khoảng sôi sủi tăm (khoảng 80 độ C hay 165-170 độ F). Nếu trà tẩm hương (trà sen, trà nhài, trà cúc, v.v.) thì các cụ thường cất ở độ sôi đầu nhang (khoảng 200 – 205 độ F) như dạng ta ” ninh” nước lèo cho nồi phở.

 

Các cụ tuyệt đối không dùng nước sôi để cất trà vì… nếu dùng nước sôi sẽ là “ cháy” trà… và trà trở nên ” chát ngắt” vì bị ” cháy”! Phần Bôi (chén) hay Bình trà ở đây thường là dạng chén cỡ hột mít (hay mắt trâu) mà các cụ đề nghị. Bình hay ấm thì có bình chuyên và bình tống. Trước khi pha trà thì các cụ thường dùng nước ” sôi” để tráng sơ chén và bình để làm nóng (thật ra đấy là một hình thức tẩy vệ sinh) và rửa trà nước đầu (xong đổ đi)… để cho trà nỡ đều trong nước mà mang ra hương vị đầy đặn nhất của trà. Cho mỗi lần “độc ẩm” , ” song ẩm” , ” tứ ẩm” , hay “ quần ẩm” thì các cụ đều có những loại bình đủ cỡ, đủ kích khác nhau. Như đã nói, nghề và kỹ thuật đồ gốm của người Việt thật ra đã khá phát triễn… từ lúc thủ đô nước ta đã được dời về Thăng Long (Hà Nội) ngày nay. Mới khoảng thời gian rất gần đây, Hà Nội mới khai quật được một số đồ gốm rất tinh xảotrong đời nhà Trần mà trình độ kỹ thuật không thua gì những tác phẩm đặc sắc của Trung Hoa!

                 Bộ trà Bí Bếp dùng ở nhà


Phần “ ngũ quần anh” thì… ” bạn trà” thường khó tìm hơn “bạn rượu”. Nghệ thuật uống trà cũng đã được các cụ cho vào hàng chiếu trên của ” tao nhân mặc khách” mà điển hình là thú nghe cô đầu hay hát ả đào mà chúng ta nghe đến sau này


       Ấm dùng để “song ẩm”

Bấy lâu nay tôi có sở thích uống trà và cũng thích tìm hiểu về trà.Một hôm đang uống trà thì có người hỏi tôi sao lúc gọi là chè búp lúc lại gọi trà búp.Tự nhiên cũng ngẩn ngơ cả người.Có sự mâu thuẫn nào ở đây trong cách gọi “chè” và “trà” .Thiết nghĩ đã ngồi nhâm nhi chén trà hoặc  chén nước chè nóng để tạm quên đi sự đời tìm thú vui thôn dã thì việc gì phải phân biệt rõ phải trái trắng đen.

Tuy vậy nhưng cũng lên mạng đọc tài liệu để khi ai hỏi còn biết đường mà giải thích.Tìm hiểu sách báo thì cũng có nhiều tài liệu nói  về tên gọi trà và chè tổng hợp lại thì thấy chè và trà đều được dùng để chỉ cả cây trồng, cả sản phẩm của cây chè (Cây nhỡ lá răng cưa, hoa màu trắng, quả có ba múi, trồng để lấy lá, búp, nụ pha nước uống).Và cũng tùy vào từng vùng miền mà dùng từ “chè” hay từ “trà” .Miền nam chuộng từ “Trà” còn miền bắc lại chuộng “Chè” hơn.

cây chè cổ thụ

Chè và văn hóa Trà

         “Về tên gọi, trong tiếng Việt có hai từ “chè” và “trà”

+Chè là từ thuần Việt, được dùng để chỉ cả cây trồng, lẫn sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến (cây chè, chè tươi, chè đen, uống chè).Chè còn được mở rộng nghĩa ra để chỉ nước uống từ các loại lá cây khác (chè vối, chè nhân trần), để chỉ món ăn ngọt nấu bằng các chất bột, hạt, củ với đường mật (ăn chè đậu đen, chè thập cẩm).

chén trà

Chè tươi nhạt nước

trà

chè tươi

-Trà là từ mượn từ tiếng Hán, chỉ dùng để chỉ sản phẩm đã qua chế biến mà thôi (uống trà, trà tàu, trà sen …)

Nếu tính rằng cây chè có nguồn gốc từ Đông Nam Á cổ đại, thì có thể thấy rằng “chè” tiếng Việt là từ có nguồn gốc từ tiếng Đông Nam Á cổ, có quá trình tồn tại lâu đời, nên có phạm vi sử dụng vô cùng rộng rãi (được dùng để chỉ cả cây trồng, cả sản phẩm, cả các loại nước uống các món ăn ngọt khác). Từ tiếng Đông Nam Á cổ, “chè” thâm nhập vào tiếng Hán, biến thành “trà”, rồi sau này “trà” tiếng Hán quay trở lại Việt Nam. Thành ra tiếng Việtngày nay có cả hai từ “chè” và “trà”, và vì xuất hiện sau nên “trà” chỉ giới hạn trong phạm vi nghĩa chỉ sản phẩm, trong khi “chè” vì có trước nên đã mang luôn cả nét nghĩa của “trà”.        <theo cuốn chè và văn hóa Trà GS-VS Trần Ngọc Thêm>

trà búp

Kết lại nhiều khi tìm tới trà để xóa tan mệt nhọc.Ngồi ngẫm nghĩ về  cuộc đời.Những lúc ấy không nên quá để tâm vào kiểu cách hãy phá tan đi sự gò bó để được thanh thản hơn .

last post
9 years ago
posts
16
views
1,524
can view
everyone
can comment
everyone
atom/rss
official fubar blogs
 8 years ago
fubar news by babyjesus  
 13 years ago
fubar.com ideas! by babyjesus  
 10 years ago
fubar'd Official Wishli... by SCRAPPER  
 11 years ago
Word of Esix by esixfiddy  

discover blogs on fubar

blog.php' rendered in 0.0746 seconds on machine '109'.