Over 16,529,716 people are on fubar.
What are you waiting for?

Chợ Phạm Văn Hai SG

 
Địa chỉ: 91 Đường Phạm Văn Hai, phường 3, Quận Tân Bình, TP. HCM. Không gian rộng, sức chứa vừa phải, các mặt hàng đa dạng, giá cả phải chăng. Các chủ hàng rất thân thiện, khách du lịch sẽ có trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Là “Thiên đường quần áo dành riêng cho phái đẹp” với mức giá bình dân.
 
Người rời xa quê hương vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỹ trước, hẳn sẻ ngỡ mình lạc lối khi trở lại địa bàn phường 9 cũ, hiện là phường 3, quận Tân Bình, vì cả một vùng nghĩa địa rộng lớn nay đã thay da đổi thịt thành một vùng đô thị dân cư đông đúc, với nhiều khu nhà được xây dựng theo kiến trúc mới, hiện đại, mà trung tâm của khu dân cư đó, là những sinh hoạt nhộn nhịp, tất bật, gần như không có thời gian ngưng nghỉ của một ngôi chợ mới, được hình thành và phát triển đồng hành với khu dân cư mới của khu vực, đó là chợ Phạm Văn Hai.
 
 
Chợ Phạm Văn Hai được xây dựng, là kết quả của quá trình thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình về việc xây dựng kỹ thuật hạ tầng và hoàn thiện các khu chợ thuộc quận quản lý để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường. Theo quy hoạch chung, chợ Phạm Văn Hai  sẽ là chợ khu vực của quận, nơi kinh doanh tập trung thay cho các chợ Lăng Cha Cả thuộc phường 2, chợ Ông Tạ thuộc phường 5 và chợ phường 11 (nay là phường 1) quận Tân Bình.
 
 
 
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chợ Phạm Văn Hai được xây dựng trên khuôn viên có diện tích 11.288 m2 tại địa bàn giáp ranh phường 2 và 3 quận Tân Bình với quy mô hơn 1.500 sạp và kiosque, kinh doanh chủ yếu là bán l3, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cho nhân dân trong khu vực như : lương thực, thực phẩm, vải sợi, quần áo, hàng công nghệ phẩm … nhưng cho đến nay, chợ Phạm Văn Hai được người dân thành phố Hồ Chí Minh biết đến như là một trong hai chợ thịt heo sỉ lớn, cung cấp khoảng 50% nhu cầu về thịt heo cho nhân dân thành phố. Riêng đối với dân cư trên địa bàn quận Tân Bình thì chợ Phạm Văn Hai  lại là một địa chỉ  mà các bà nội trợ luôn nghỉ đến khi gia đình có tiệc tùng, đãi khách vì thực phẩm tươi sống là thế mạnh của chợ với sản lượng tiêu thụ bình quân hàng ngày khoàng 150 tấn thịt heo, 12 tấn thịt trâu bò, hàng trăm tấn rau, củ, quả các loại. Đặc biệt là hiện nay khi thịt gà trở nên khan hiếm do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thì chợ  Phạm Văn Hai vẫn giữ vững vai trò tiên phong của mình trong việc phục vụ nhu cầu của nhân dân, vì là một trong số rất ít các chợ đầu tiên của cả nước xây dựng được một dây chuyền giết mổ gà sống, đáp ứng đầy đủ quy trình về vệ sinh, an toàn thực phẩm của Bộ Y tế với lượng gà tiêu thụ bình quân 250 con/ngày và lên đến hơn 500 con/ngày vào những ngày nghỉ, ngày lễ.
 
 
 
Không chỉ là nơi lưu thông hàng hóa giữa người bán và người mua theo nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, mà từ ngày thành lập đến nay, dưới sự điều hành của Ban quản lý chợ, chợ Phạm Văn Hai đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, cho các phong trào hoạt động xã hội. Tính từ thời điểm năm 1989, khi chợ được chính thức đưa vào hoạt động, số thu nộp ngân sách và nộp thuế của chợ đều tăng một cach ổn định và từ năm 2000 đến nay, số thu nộp ngân sách hàng năm của chợ đạt bình quân 1,4 tỷ đồng ; thuế đạt 3,9 tỷ đồng với số hộ tham gia mua bán là 1.000 hộ.
 
 
 
Nói về vai trò giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhâïp để ổn định cuộc sống của chợ có lẽ các chị hội viên phụ nữ chợ Phạm Văn Hai đến nay vẫn chưa thôi nhắc nhau về điển hình “Bà mẹ tiểu thương nuôi dạy con tốt” của chị Nguyễn Thị Siêu tiểu thương kinh doanh ngành hàng tạp hóa tại sạp D/26 chợ Phạm Văn Hai, vợ chồng cùng là giáo viên dạy văn và vật lý của trường cấp II, III Dầu Tiếng, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé. Năm 1992, do hoàn cảnh kinh tế, anh chị phải nghỉ dạy và chuyển về thành phố . Anh thì ngoài giờ dạy hợp đồng tại các trường cấp 3 trong thành phố còn phải làm thêm nghề thợ khóa ; phần chị do không đủ sức khỏe  để tiếp tục đứng lớp, chị đã ra chợ Phạm Văn Hai để tập tành kinh doanh, kiếm thêm thu nhập cùng anh  nuôi dạy 4 con, mà đứa lớn nhất mới vào cấp 3, đứa bé nhất còn đang tuổi lên 8. Nhờ  sạp hàng ở chợ, chị đã giúp anh tiếp tục đứng vững trên bục giãng và cùng nhau nuôi dạy các con nên người. Với 2 luận văn tốt nghiệp đều đạt điểm 10, trong đó có 1 luận văn được đề nghị dự thi cấp Bộ, cháu lớn nhất của anh chị  Lê Thái Bảo Thiên Trung hiện đã là giảng viên bộ môn toán cho lớp song ngữ Pháp-Việt của trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua còn đạt học bổng du học học vị  Tiến sĩ chuyên ngành toán học tại Pháp. Ba cháu còn lại : một hiện là giáo viên mỹ thuật của trường THCS Phan Chu Trinh, một là Chủ nhiệm khu vực của Công ty tư vấn phát triển thị trường MSV và cháu út hiện đang là sinh viên khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia.
 
 
Hoặc khi bàn về đóng góp của chợ đối với các hoạt động xã hội, chị em tiểu thương chợ vẫn giới thiệu với nhau một địa chỉ, dó là chị Lâm Thị Bạch, tiểu thương ngành  hàng vải tại chợ  Ông Tạ cũ ; thực hiện chủ trương di dời của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, chị đã đăng ký sạp tại chợ Phạm Văn Hai từ những ngày đầu mới thành lập. Khi ấy, gia đình chị với 6 người con sinh năm một, đứa lớn nhất mới 16 và đứa nhỏ nhất cũng được 12 tuổi chỉ sống chủ yếu nhờ vào những đồng tiền lời thu được từ sạp hàng của chị. Vượt qua những khó khăn ban đầu do ế ẩm vì người dân trong khu vực còn chưa quen mua sắm nơi chợ mới, đến nay nhờ kiên trì bám chợ kinh doanh, gia đình lớn của chị gồm 4 gia đình nhỏ với hơn 16 người vừa con trai, con gái, dâu rễ và các cháu nội ngoại đều đã có cuộc sống ổn định với sạp quần áo, 1 sạp hàng giải khát và 1 sạp hàng cơm tại chợ. Không chỉ chăm lo cho cuộc sống của những người thân, chị Bạch còn cùng một số chị em tiểu thương tại chợ thường xuyên tổ chức những chuyến vận động quyên góp để xoa dịu nỗi bất hạnh, san sẻ tấm lòng với những mảnh đời kém may mắn của các trẻ khuyết tật được nuôi dưỡng tại chùa Kỳ Quang 2 quận Gò Vấp, mái ấm tình thương thuộc chùa Diệu Pháp – Long Thành – Đồng Nai, trường khuyết tật Bình Minh, quận Tân Bình, các cụ già neo đơn tại viện dưỡng lão quận 8, hoặc các hộ nghèo tại Sóc Trăng, Kiên Giang. Khi tôi đến thăm để lấy tư liệu phục vụ cho bài viết này, chị Ba Y(tên thân mật của chị Lâm Thị Bạch) vẫn vừa luôn tay trở những mảng cơm cháy vàng ươm trong chảo dầu lớn để chế biến món cơm, cháy chà bông, một đặc sản được chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc là thứ phẩm từ hàng cơm hàng ngày của chị, vừa phấn khởi khoe “đang chuẩn bị gói quà để đi thăm đồng bào dân tộc tại Định Quán-Lâm Đồng”. Kể từ chuyến đi đầu tiên khi tặng quà cho đồng bào bị ảnh hưởng của cơn bão số 5 đến nay, mỗi năm chị cùng các bạn đều tổ chức được ít nhất từ 4 đến 5 chuyến đi với số quà tặng gồm : gạo, quần áo, mì gói, nước mắm, đường … trị giá từ 10 đến 15 triệu đồng một chuyến.
 
 
Những đóng góp về con người và của cải vật chất cho xã hội của chợ Phạm Văn Hai tuy chỉ có giá trị như những viên gạch nhỏ bé, nhưng những lâu dài, cung điện dầu nguy nga, tráng lệ đến mấy cũng không thể thiếu vai trò của những viên gạch nhỏ bé đó. Mười sáu năm (1988 – 2005), một thời gian không dài đối với đời sống của một ngôi chợ, nhưng so với thời gian cải tạo, xây dựng và đổi mới của một thành phố vừa được hoàn toàn giải phóng sau 30 năm (1975-2005), thì đó lại là cả một nữa hành trình. Tuy vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết như : việc kinh doanh lấn chiếm chung quanh chợ, không niêm yết giá, nói thách, nhưng với sự nỗ lực của tiểu thương và cán bộ-công nhân viên của Ban quản lý chợ, chúng ta tin tưởng chợ Phạm Văn Hai sẽ tiếp tục là địa chỉ mà nhân dân trong khu vực luôn an tâm tìm đến để được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu phát sinh trong cuộc sống hàng ngày.
Leave a comment!
html comments NOT enabled!
NOTE: If you post content that is offensive, adult, or NSFW (Not Safe For Work), your account will be deleted.[?]

giphy icon
blog.php' rendered in 0.0401 seconds on machine '190'.