Over 16,555,954 people are on fubar.
What are you waiting for?

Nga Bui's blog: "Tintucmoi"

created on 09/01/2015  |  http://fubar.com/tintucmoi/b364490

Kết quả điều tra sơ bộ của các cơ quan chức năng Kiên Giang cho thấy tàu vũ trang nước ngoài liên tục nã đạn tàn bạo vào các tàu cá Việt Nam.

tai-cong-ngo-van-sinh-qua-doi-1442232265Tài công Ngô Văn Sinh qua đời bỏ lại vợ và 2 con đang đi học chưa biết nương tựa vào đâu - Ảnh K.Nam

Liên quan đến vụ một số tàu cá của ngư dân Kiên Giang đang đánh bắt trên biển thì bị tàu vũ trang nước ngoài tấn công khiến 2 lái tàu thương vong, chiều 14-9, đại tá Trần Quốc Lập - Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết vụ việc vẫn đang được các lực lượng chức năng tích cực điều tra.

Điên cuồng đuổi bắn tàu cá Việt Nam

Kết quả điều tra sơ bộ của các cơ quan chức năng Kiên Giang cho thấy khoảng 15g ngày 11-9, trong lúc 3 cặp cào đôi (gồm 6 chiếc tàu đánh cá) của ngư dân Kiên Giang đang bủa lưới thì xuất hiện một tàu cao tốc trang bị súng máy trước mũi, trên tàu chở theo 6 người mặc đồ rằn ri.

Chiếc tàu vũ trang này tiếp cận hai chiếc tàu (chưa rõ số hiệu) của ông Bùi Tấn Minh (ngụ số 9 đường Trần Chánh Chiếu, P. Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá) trước tiên, khống chế bắt giữ thuyền trưởng tên Nam, là 1 trong 2 thuyền trưởng của cặp tàu.

Tàu vũ trang tiếp tục đuổi theo cặp tàu số hiệu KG-94811 TS và KG-94812 TS của ông Trần Văn Sáng (ngụ xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, Kiên Giang). Khi tiếp cận cặp tàu này, tàu vũ trang phát lệnh bằng tiếng Việt qua bộ đàm nội dung: "Yêu cầu tàu Việt Nam dừng lại, không dừng sẽ bắn chết…".

Vừa phát lệnh qua bộ đàm, tàu vũ trang vừa nã đạn bắn liên tục khoảng 15 phút vào tàu số hiệu KG-94811 TS do ông Nguyễn Hùng Cường làm thuyền trưởng. Thấy ông Cường trúng đạn gãy vỡ xương đùi, tàu vũ trang tiếp tục đuổi bắn tàu cá số hiệu KG-94812 TS trong khoảng 10 phút nữa.

Sau cùng, phát hiện cặp tàu số hiệu KG-94058 TS và KG-94059 TS của ông Dương Thế Truyền (ngụ phường Vĩnh Bảo, Rạch Giá) ở gần đó, tàu vũ trang đuổi bắn liên tục chừng 15 phút. Sau khi phát hiện 1 trong 2 thuyền trưởng của cặp tàu này là anh Ngô Văn Sinh gục chết trên vôlăng, tàu vũ trang rời đi.

Sau đó không lâu, không hiểu vì lý do gì, tàu vũ trang quay trở lại thả thuyền trưởng tên Nam trở về tàu cá, thu giữ toàn bộ thiết bị liên lạc và quay đầu về đất liền.

Nổ súng tàn bạo với ý đồ hủy diệt

Chiều 14-9, không khí tang thương bao trùm căn nhà tôn của ngư dân Ngô Văn Sinh. nhiều người hàng xóm của anh Sinh đã bật khóc trước cái chết đột ngột của anh, bỏ lại vợ con không nơi nương tựa. Cũng theo bà con hàng xóm, anh Sinh sống rất mực hiếu thuận và hiền hậu.

Nhiều ngư dân đi trên tàu do anh Sinh làm thuyền trưởng đều lên tiếng phản đối hành động nã đạn vào tàu cá của ngư dân.

Họ nói: "Nếu chúng tôi có vi phạm thì nên thông báo, đẩy đuổi chúng tôi về vùng biển Việt Nam. Còn muốn bắt giữ để đòi tiền chuộc cũng đâu đến mức phải nổ súng với ý đồ hủy diệt như vậy".

Theo đại tá Trần Quốc Lập, mặc dù vụ việc đang trong quá trình điều tra nhưng rõ ràng việc nổ súng bắn vào tàu đánh cá của ngư dân là không thể chấp nhận được, bởi đây là hành động vô nhân đạo theo luật pháp quốc tế và luật pháp của các quốc gia ven biển trong khối ASEAN.

"Qua vụ việc này, chúng tôi một lần nữa khuyến cáo bà con ngư dân ta tuyệt đối chấp hành quy định pháp luật trên biển của Việt Nam và các nước láng giềng, nhằm tránh những thiệt hại không đáng có về tài sản, tính mạng, kể cả quan hệ ngoại giao giữa nước ta với các nước" - đại tá Lập nói.

Về tình trạng sức khỏe của ngư dân Nguyễn Hùng Cường, bác sĩ Trương Công Thành - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Kiên Giang cho biết đã tạm thời xử lý tương đối ổn phần vết thương bị bắn.

Tuy nhiên, do vết thương phức tạp nên cần tích cực theo dõi trong những ngày sắp tới. Nhiều khả năng, sẽ phải chuyển bệnh nhân Nguyễn Hùng Cường lên tuyến trên để tiếp tục chữa trị.

Ngư dân Nguyễn Hùng Cường không có bảo hiểm y tế, hoàn cảnh gia đình cũng hết sức khó khăn.

 

Thư viện pháp luật hôm nay-Tin tức mới 24/24

Hàng trăm người đang uống rượu, hút shisha... trong không gian đặc quánh khói bỗng nháo nhào khi đèn bật sáng và tiếng nhạc đinh tai vụt tắt.



                    Quán bar Canalis trên đường Hai Bà Trưng, quận 3. Ảnh: Quốc Thắng.


Khoảng 2h sáng 12/9, gần trăm cảnh sát cơ động, CSGT, hình sự, 113 Công an TP HCM bất ngờ ập vào kiểm tra quán bar Canalis trên đường Hai Bà Trưng (phường 6, quận 3).

Hơn 200 khách đang uống bia, rượu, hút shisha... trong không gian đặc quánh khói bỗng nháo nhào khi đèn được bật sáng và tiếng nhạc đinh tai vụt tắt. Nhiều thanh niên trẻ, trong đó có cả những cô gái ăn mặc mát mẻ nháo nhào tháo chạy khi thấy cảnh sát.



                                       Bên trong bar Canalis. Ảnh: Quốc Thắng.


Kiểm tra tại các bàn rượu, trinh sát tìm thấy nhiều vỏ nylon loại nhỏ, nghi chứa ma tuý bị vứt vung vãi.

43 người bị tình nghi sử dụng ma tuý tổng hợp và hàng chục dân chơi khác không có giấy tờ tùy thân bị đưa về trụ sở. Nhà chức trách cũng lập biên bản với chủ quản quán bar với lỗi kinh doanh vui chơi quá giờ qui định.



                         Quán rất đông khách tại thời điểm đã sang ngày mới. Ảnh: Quốc Thắng.


Hồi tháng 6, bar Canalis từng bị Công an TP HCM ập vào kiểm tra lúc rạng sáng khi còn hàng trăm khách vui chơi. Nhiều ma tuý được tìm thấy tại các bàn Vip.

Nguồn Vnexpress

Nghĩ bà Lý Thị Nho đến ở nhà mẹ nuôi mình là để giành đất, giành tiền cấp dưỡng mẹ liệt sĩ với mình nên Thạch Thị Soi đã lên kế hoạch đốt chết bà Nho.

Ngày 10/9, TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa lưu động tại xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm vụ án giết người xảy ra tại địa phương này vào ngày 6/4/2015. Nạn nhân là bà Lý Thị Nho (87 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng).

Bị cáo Thạch Thị Soi (48 tuổi, ngụ ấp Kỳ Son, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đã bị tòa tuyên án 18 năm tù về tội giết người, buộc phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền 89 triệu đồng.

giet nguoi 1
 Hàng trăm người dân đến tham dự phiên tòa lưu động xét xử Thạch Thị Soi - Ảnh: Thúy Hằng
 

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long, vào ngày 23/2, bà Nho được con trai và con dâu chở đưa đến nhà bà Thạch Thị Năm - cháu chồng của bà Nho (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) chơi.

Ở được vài ngày thì do nhà bà Năm chật chội lại đông người nên bà Nho sang nhà bà Thạch Thị Phe (86 tuổi, là chị em bạn dâu với bà Nho, cũng là mẹ nuôi của bị cáo Thạch Thị Soi) để ở nhờ, chờ qua tết Chôl Chnăm Thmây (tết của người Khmer) sẽ về lại Sóc Trăng.

Ban đêm bà Nho được bố trí ngủ tại giường phía trước căn nhà thứ hai - nơi vợ chồng Thạch Thị Soi ngủ.

Cho rằng việc bà Nho đến ở nhà mẹ nuôi của mình là mục đích muốn giành đất và tiền cấp dưỡng mẹ liệt sĩ của bà Phe với mình nên Thạch Thị Soi nảy sinh ý định dùng xăng đốt bà Nho.

Đến khoảng 0h20 ngày 6/4, thấy bà Nho ngủ say, Soi ném bịch xăng đã mở sẵn miệng lên nóc mùng cho xăng chảy xuống giường, rồi dùng hột quẹt gas bật lửa đốt cháy.

giet nguoi 2
Thạch Thị Soi sau khi nhận án 18 năm tù - Ảnh: Thúy Hằng
 

Khi ngọn lửa bùng cháy lên nóc nhà thì Soi chạy ra ngoài kêu chồng dậy báo cháy, sau đó ra phía trước kêu cháy và gọi cha, mẹ nuôi chạy ra khỏi nhà. Khi hàng xóm đến dập lửa thì đã phát hiện bà Nho chết cháy nằm trên giường.

Đến 20h30 ngày 6/4, Thạch Thị Soi đã đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội.

Một số nhân chứng kể lại, sau khi tiêm xong được một lúc, bệnh nhân bắt đầu kêu nóng rát trong người, chân tay co rút và ngừng thở.

Cái chết bất ngờ

Bệnh nhân Hà Thị Minh Nguyệt, 41 tuổi, trú tại khu 7, xã Cổ Tiết (Tam Nông, Phú Thọ) nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) từ ngày 4/9 đến chiều ngày 6/9/2015 thì bất ngờ tử vong và phía bệnh viện gọi người nhà lên nhận thi thể về để làm hậu sự.

Theo anh Đỗ Văn Quý - em họ bệnh nhân cho biết, tối ngày 3/9/2015 chị Nguyệt có biểu hiện bị cảm nên người nhà có đưa lên trạm xá xã để theo dõi."Khi đó, chị tôi có biểu hiện vã mồ hôi, buồn nôn và đau đầu. Sau khi từ trạm xá về, do cảm thấy không ổn nên chị tôi đi vào bệnh viện để điều trị", anh Quý cho biết.

Cũng theo anh Quý và một số người thân cho biết trước đây, chị Nguyệt từng có tiền sử bệnh tim nên khi đưa xuống viện, người nhà đã đem theo bệnh án xuống để bác sỹ kiểm tra.

Chị Đỗ Thị Thu Hòa - chị gái họ và cũng là người trực tiếp đưa bệnh nhân Hà Thị Minh Nguyệt vào bệnh viện đa khoa Tam Nông cho biết: "Khi tôi đưa em tôi xuống viện thì có mang theo hồ sơ bệnh án xuống để các bác sĩ biết. Xuống viện thì em tôi kêu là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Sau đấy bác sỹ có khám, điện tâm đồ tim và bảo bị rối loạn tiền đình. Bác sỹ cũng cho truyền, tiêm và cho hóa đơn mua thuốc".

benh-vien-da-khoa-tam-nong-02-bb-baaadJQ4KB
Anh Đỗ Văn Quý - em trai bệnh nhân vẫn chưa hết bất ngờ trước cái chết của chị gái mình.
 

Chị Hòa cũng cho biết thêm, do bận một số việc riêng nên trước khi về có dặn chị Nguyệt nếu có mệt mỏi, khó chịu hoặc có vấn đề gì phát sinh thì gọi điện.“Sau đó, trưa ngày 4/9 tôi có về nhà và thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình bệnh tật của em tôi. Lúc đó Nguyệt cũng bảo là lúc nào em tiêm thuốc xong rồi em cũng về nghỉ ngơi ngoại trú ở nhà”- chị Hòa chia sẻ.

Anh Đỗ Văn Quý cho biết, đến khoảng 15h30 ngày 6/9 anh nhận được điện thoại thông báo từ người nhà một bệnh nhân nằm điều trị cùng phòng cấp cứu thông báo về tình trạng nguy kịch của chị gái mình: “Lúc xuống đến nơi thì bác sỹ Hùng (bác sỹ Trần Mạnh Hùng – PV) có chạy ra bảo với tôi là chị cậu không qua được. Tim chưa ngừng đập đâu nhưng mà bây giờ đang đi cho chụp não để xem có hiện tượng tụ máu não không?”, anh Quý nghẹn ngào nhớ lại.

Cũng theo anh Quý, khi anh đòi xem hồ sơ bệnh án thì bác sỹ Trần Mạnh Hùng không cho xem mà chỉ cho xem hình ảnh điện tim: “Bác sỹ Hùng nói điện tim không lên một vạch nào, còn hồ sơ về não thì bác sỹ không nói gì. Lúc đưa chị tôi ra thì thấy các bác sỹ đang bóp bóng và truyền dịch. Nhưng lúc đấy tôi cũng không biết là chị tôi còn sống hay đã chết rồi nữa”.

“Sau đó bác sỹ Hùng có giải thích cho tôi là: “Bệnh của chị anh có tiền sử rồi, là bệnh suy tim giai đoạn cuối, chúng tôi đã tiêm thuốc loại tốt nhất rối nhưng không cứu được”– anh Đỗ Văn Quý thông tin.

Bà Đỗ Thị Tân (73 tuổi) – mẹ đẻ bệnh nhân Hà Thị Minh Nguyệt rơm rớm nước mắt: “Buổi sáng, cái Nguyệt nó về nó còn đi mua xôi cho con nó ăn, đến trưa nó nhờ người đưa xuống bệnh viện tiêm thuốc. Tôi chẳng biết thế nào mà nó chết nữa”.

Bác sỹ yêu cầu viết giấy xác nhận “không kiện cáo”?

Theo thông tin từ phía người thân gia đình chị Nguyệt cho biết là có nghe một số người đi chăm sóc người thân ở bệnh viện có mặt ở thời điểm đó kể lại thì sau khi được bác sỹ tiêm xong, khi đang ngồi nói chuyện thì chị Nguyệt bị co quắp chân tay rồi nằm vật xuống. Sau đó, một số bệnh nhân có đi gọi bác sỹ đến để cứu chữa nhưng không kịp.

Anh Đỗ Văn Quý – em trai bệnh nhân cho biết, do hoàn cảnh khó khăn và gia đình neo người nên khi chị Nguyệt nguy kịch không có người nhà ở bên cạnh và cũng không rõ nguyên nhân vì sao chị Nguyệt chết mà tất cả chỉ là nghe giải thích từ phía bác sỹ của Bệnh viện đa khoa Tam Nông.

benh-vien-da-khoa-tam-nong-01-bb-baaacwULp8
Theo người nhà bệnh nhân Hà Thị Minh Nguyệt - bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Tam Nông (Phú Thọ) đã yêu cầu người nhà viết giấy có nội dung... "không kiện cáo" (!?).
 

Anh Quý cũng cho biết thêm, chính bác sỹ của Bệnh viện đa khoa Tam Nông đã gợi ý anh đưa chị gái về. “Bác sỹ Hùng bảo tôi viết mấy dòng chữ ở đây với nội dung là cảm thấy chị tôi không còn cứu chữa được nữa nên xin cho chị tôi về. Bệnh viện xác nhận là chị tôi mất vào lúc khoảng 16h30 chiều 6/9” – anh Quý thông tin.

Bên cạnh đó, anh Quý cho biết, tại thời điểm đó bác sỹ Trần Mạnh Hùng có yêu cầu anh viết mấy dòng chữ vào sổ bệnh án với mục đích nhằm …“tránh cho gia đình sau này khỏi kiện cáo”.

Còn nội dung thì cũng do chính vị bác sỹ này đọc cho anh viết khoảng 6 – 7 dòng với nội dung cam kết phía gia đình sẽ không kiện cáo, khiếu nại gì đối với phía bệnh viện về cái chết của chị Nguyệt.

Theo anh Quý, do lúc đó khá bất ngờ và bối rối trước cái chết của chị gái nên anh cũng không nghĩ được gì nhiều và đã thực hiện theo yêu cầu của bác sỹ.

Theo một số người nhà bệnh nhân Hà Thị Minh Nguyệt, họ cảm thấy rất bất ngờ trước cái chết của chị Nguyệt vì trước khi nhập viện, nữ bệnh nhân này chỉ có biểu hiện đau đầu, chóng mặt chứ hoàn toàn không có dấu hiệu nào chứng tỏ là bệnh tim chuyển biến xấu.

“Thực sự chúng tôi cũng không biết là như thế nào cả. Đến cả bác sỹ còn bảo là phải viết mấy chữ cam đoan vào đây là gia đình sẽ không kiện cáo gì cả. Chỉ đến lúc sau này có người ở cùng phòng cấp cứu kể lại là em tôi co rút người lại một lúc sau khi tiêm nên họ phải đi gọi bác sỹ tới cấp cứu do lúc đó bác sỹ không có mặt ở đấy.

Thú thật là do hoàn cảnh gia đình mình không có, chứ nếu giả sử mà như người khác là họ sẽ yêu cầu làm tới nơi tới chốn cho ra sự thật đấy” – một người thân của bệnh nhân Hà Thị Minh Nguyệt chia sẻ.

... Nỗi hận này biết bao giờ nguôi, khi mà chúng ta tiếp tục lại thua người Thái ở một trận đấu lớn.

Đã từ rất lâu rồi, Thái Lan luôn là nỗi ám ảnh với bóng đá Việt Nam bởi mỗi khi chúng ta đối đầu với đội bóng đến từ xứ Chùa vàng, những dự báo thất bại lại được nói ra từ trước.

Trong trận thua 0-6 ngày hôm qua, các cầu thủ U19 Việt Nam đã hoàn toàn tê liệt trước sức mạnh của đối thủ, tâm lý bất ổn đã nảy sinh mỗi khi chúng ta chạm trán với Thái Lan, tại sao lại như vậy?

Phải chăng nỗi sợ người Thái đã thấm vào máu mỗi cầu thủ trẻ hiện nay hay là nước bạn có nền phát triển bóng đá hơn hẳn chúng ta nhiều bậc.

u1915Việt Nam một lần nữa ôm hận trước Thái Lan.

Điều này có thể cũng dễ lý giải khi nhìn vào diễn biến trận đấu ngày hôm qua, U19 Việt Nam dù đã cố gắng chơi sòng phẳng nhưng kể từ khi đội bạn nâng tỷ số lên 2-0 thì gần như mọi thứ đã sụp đổ toàn bộ, từ đội hình đến tinh thần, không ai còn nhận ra đội bóng của HLV Hoàng Anh Tuấn nữa.

Tỷ số 6-0 đúng là kinh hoàng với các cầu thủ trẻ của U19 Việt Nam nhưng phản ánh đúng trình độ phát triển của hai nền bóng đá được xem là khá tốt của khu vực. Hơn thế nữa, đây là một bài học để nhìn lại cách làm của VFF với lứa U19 này, liệu có đội bóng nào có thể chơi sòng phẳng với Thái Lan như lứa Công Phượng, Tuấn Anh... trước đây.

Giờ đây mỗi khi một đội bóng Thái Lan gặp Việt Nam, người Thái đều cảm thấy mở cờ ra trong bụng, cười thầm thì với nhau trước giờ bóng lăn, có lẽ họ đã mặc định rằng Việt Nam chỉ là đội bóng "lót đường" cho họ trong nhiều năm qua.

Thật là ê chề...

d52f7ba9e4d2d128963b7d8a8e1d3153Đến bao giờ chúng ta mới thoát khỏi nỗi ám ảnh trước người Thái.
 

Nhưng phải đồng ý rằng, Thái Lan quá mạnh và luôn đi trước chúng ta không chỉ một, mà hai đến ba bước, nhưng nếu không thay đổi thì làm sao chúng ta mới đuổi kịp họ, ngày hôm qua tỷ số trong một trận chung kết tương đương một set Tennis đã phản ánh chân thực nhất về cách tư duy của bóng đá nước bạn đối với chúng ta.

Việc làm thế nào để đứng đầu khu vực Đông Nam Á hay vươn ra tầm châu lục thì vẫn còn nằm trên giấy tờ. Trong khi đó, bóng đá Thái Lan sau những năm âm thầm gieo trồng thì nay họ đã có quả ngọt. Bóng đá Thái Lan đang dần dần vô địch trở lại những giải đấu của Đông Nam Á và ra ngoài châu lục, bóng đá Thái Lan chẳng kém cạnh “ông kẹ” nào.

Vì sao họ có thể vô địch Sea Games 28, vô địch AFF Cup 2014, vô địch các giải trẻ như U19 Đông Nam Á, vào đến bán kết Asiad 17 rồi... mơ đến cả World Cup 2018. Vậy còn chúng ta thì sao, người Việt rõ ràng trong bao nhiêu năm qua, không chịu mở mắt ra để nhìn.

 

Đây là mức học phí Trường ĐH Điện lực có thể áp dụng từ năm học 2015-2016 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

hoc-phi-1-bb-baaad7pXo2
Thí sinh vui mừng sau khi làm bài thi môn sinh tại điểm thi trường THPT Lê Quý Đôn Q. 3 (TP. HCM) chiều 4 /7-Ảnh minh họa

Thủ tướng phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Điện lực giai đoạn 2015-2016 có hiệu lực từ tháng 9.

Theo đó, Trường ĐH Điện lực được phê duyệt kế hoạch thu học phí theo lộ trình tăng dần như sau: mức thu học phí bình quân tối đa (của chương trình đại trà, trình độ ĐH, chính quy) năm học 2014-2015 là 13,5 triệu đồng, năm học 2015-2016: 15,5 triệu đồng, năm học 2016-2017: 17,5 triệu đồng.

Riêng đối tượng đã nhập học trước tháng 9-2015, trường chỉ được thu học phí với mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề. Được biết, mức thu học phí hiện tại của trường là 270.000 đồng/tín chỉ, tương đương mức học phí bình quân khoảng 9 triệu đồng/năm.

Theo quyết định này, trường cũng được quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần, trình độ thạc sĩ bằng 1,5 lần, cao đẳng bằng 0,8 lần mức học phí nêu trên.

Các khoản thu học phí và các khoản thu sự nghiệp trường sẽ được gửi tại ngân hàng thương mại và toàn bộ tiền lãi gửi được sử dụng để lập quỹ hỗ trợ sinh viên.

Để được thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Trường ĐH Điện lực chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lực và xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trường cũng phải bảo đảm để các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại trường bằng chính sách học bổng, học phí phù hợp.

Nguồn tintuc.vn

Đi ngang qua căn biệt thự bỏ hoang, một số người dân đã phát hiện ra thi thể một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ.

Thông tin ban đầu, vào khoảng 10h30 sáng nay 3/9, một số người dân thôn Viêm Minh, P. Điện Ngọc ( Điện Bàn- Quảng Nam) tá hỏa khi phát hiện một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ tại một căn biệt thự bỏ hoang.

1Hiện trường vụ việc
2
3

Ngay sau đó, người dân địa phương đã hô hào tìm kiếm người dân giúp đỡ, đồng thời trình báo cơ quan chức năng tại địa phương.

Ghi nhận tại hiện trường, đến 12h30 lực lượng công an địa phương đã có mặt tại hiện trường tìm hiểu và hoàn tất khám nghiệm, điều tra nguyên nhân vụ việc. Sau đó, thi thể nạn nhân được bàn giao cho người thân, tại thôn Hà Dừa, P. Điện Ngọc đưa về tổ chức làm tang lễ.

Nguồn tintuc.vn

"Nếu không có ngày 2/9, không có ngày đất nước độc lập thì không biết dân tộc ta sẽ ra sao. Không có cách mạng, tôi không hiểu cuộc đời tôi sẽ đi đến đâu”.

Trung tướng Khuất Duy Tiến.Trung tướng Khuất Duy Tiến.
Sinh năm 1931 ở huyện Thạch Thất (Hà Nội), Trung tướng Khuất Duy Tiến đã tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi. Những năm đầu chiến đấu chống giặc Pháp, từng bị địch bắt đưa về nhà tù Hỏa Lò, nhưng với sự gan dạ và dũng cảm của mình, ông đã vượt ngục và tiếp tục đầu quân chiến đấu. Từ khi tham gia nhập ngũ năm 1950, ông đã chiến đấu ròng rã suốt 25 năm cho đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Kể lại không khí của đất nước cách đây 70 năm, vào ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến cho biết: "Ngày đất nước tuyên bố độc lập có thể nói là rất sung sướng rồi. Hôm 2/9/1945, quê tôi rầm rộ lắm mặc dù không được lên thủ đô trực tiếp nghe Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập. Loa đài đưa tin “Hôm nay, Cụ Hồ tuyên bố độc lập”. Cả tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội - PV) háo hức, hát vang mừng chiến thắng của dân tộc".

"Cả đất nước vui mừng, nhưng đặc biệt ở nông thôn vì đã thoát ách nô lệ. Dân chúng sôi sục từ hôm 18/8. Tôi dẫn đầu một nhóm thanh thiếu niên, hát bài: “Anh em ơi quyết tâm, không chịu ách nô lệ”, ông xúc động kể lại.

Vào tháng 10/1947, Pháp chiếm Hà Nội, đánh lên Việt Bắc và tiến hành rải  truyền đơn. Trong khoảng 3 năm từ 1945-1948, tỉnh Sơn Tây chưa bị Pháp chiếm nên người dân vẫn tổ chức mít-tinh kỷ niệm Quốc khánh 2/9.

"Tuy nhiên, cuối năm 1948, quê tôi bị địch chiếm. Mình phải hoạt động bí mật, tham gia dân quân du kích đánh địch", Trung tướng Khuất Duy Tiến nói.

Trung tướng Khuất Duy Tiến sinh ngày 27/2/1931 tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Từ tháng 12/1973 đến tháng 11/1976, ông là Trưởng phòng Tác chiến Mặt trận B3-Tây Nguyên. Từ tháng 12/1976 đến tháng 11/1979, ông là Sư đoàn phó rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại Cam-pu-chia.

Sau đó ông đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 3 (1980-1984); Tư lệnh Quân đoàn 3 (1984-1989); Cục trưởng Cục Quân lực-Bộ Tổng Tham mưu (1989-1994); Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I (1994-1997). Hiện ông đang nghỉ hưu tại Khu tập thể 34A Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

Sau khi cùng một số thanh niên giết lý trưởng xã - một tên phản động, ông bị địch bắt vào nhà tù Hoả Lò. Mặc dù ở trong tù, nhưng ông và những anh em cùng chí hướng cũng tổ chức kỷ niệm Quốc khánh 2/9 mà theo ông nhận xét là "oách lắm".

"Trong tù có những đoàn thể hoạt động cách mạng rất bí mật. Tối ngày 2/9, chúng tôi ngồi họp với nhau, cùng ôn lại kỷ niệm và bàn bạc cách thức đấu tranh, đánh địch. Mặc dù phải hoạt động bí mật, nhưng ai cũng sôi sục tinh thần, quyết tâm đánh thắng giặc", ông nhớ lại.

Trốn thoát khỏi nhà tù Hoả Lò, ông tham gia quân ngũ vào ngày 4/9/1950. Trong những ngày kỷ niệm Quốc khánh 2/9, quân đội ta tổ chức đánh địch và quân địch cũng đề phòng chúng ta trong ngày này. Đây là ngày quật khởi của cả dân tộc.

"Nếu không có ngày 2/9, không có ngày đất nước độc lập thì không biết dân tộc ta sẽ ra sao. Tôi nhìn trở lại cuộc đời của tôi, nhìn lại cả “cuộc đời” của dân tộc. Không có cách mạng, tôi không hiểu cuộc đời tôi sẽ đi đến đâu”, Trung tướng Khuất Duy Tiến nói.

Nói về lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9 tới đây, Trung tướng Khuất Duy Tiến tự hào nhận xét: "Công tác tổ chức rất tốt và chặt chẽ. Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - Trưởng Tiểu ban diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước năm nay - trao đổi với tôi rằng bộ đội ta khoẻ, thông minh, luyện tập rất tốt. Cả đất nước đang háo hức chò xem diễu binh. Cuộc diễu binh sẽ cho người dân trong và ngoài nước thấy được sức mạnh của quân đội ta với các quân binh chủng, trang thiết bị quân sự tiên tiến, hiện đại".

Nguồn Tintuc.vn

last post
8 years ago
posts
18
views
530
can view
everyone
can comment
everyone
atom/rss
official fubar blogs
 8 years ago
fubar news by babyjesus  
 14 years ago
fubar.com ideas! by babyjesus  
 10 years ago
fubar'd Official Wishli... by SCRAPPER  
 11 years ago
Word of Esix by esixfiddy  

discover blogs on fubar

blog.php' rendered in 0.0739 seconds on machine '189'.